Tin BMT

Menu

Category: Tổng hợp

Cô gái nổi tiếng nhất show hẹn hò Hàn Quốc

Song Ji A đang là thí sinh được chú ý nhất ở Single’s Inferno. Ji A được 3 chàng trai trong chương trình để ý ngay khi mới xuất hiện.

Song Ji A Single’s Inferno anh 3

Ngay khi xuất hiện tại chương trình, Song Ji A đã thu hút sự chú ý của các thí sinh và khán giả. Các chàng trai trong chương trình nhận xét Song Ji A có vẻ ngoài thu hút, lấp lánh và lạnh lùng. Tuy nhiên, trái ngược với vẻ ngoài, Song Ji A nhanh chóng hòa đồng, cởi mở, hay cười và biết quan tâm các thành viên.

Song Ji A Single’s Inferno anh 9

Có tin đồn kết thúc chương trình, Ji A hẹn hò với huấn luyện viên thể hình Kim Hyeon Joong. Trong hình ảnh do Kim Hyeon Joong mới đăng tải, khán giả phát hiện chiếc túi mà Ji A sử dụng.

Cô gái nổi tiếng nhất show hẹn hò Hàn Quốc

[print-me target=”article”/]

Song Ji A đang là thí sinh được chú ý nhất ở Single’s Inferno. Ji A được 3 chàng trai trong chương trình để ý ngay khi mới xuất hiện.

Song Ji A Single’s Inferno anh 3
Ngay khi xuất hiện tại chương trình, Song Ji A đã thu hút sự chú ý của các thí sinh và khán giả. Các chàng trai trong chương trình nhận xét Song Ji A có vẻ ngoài thu hút, lấp lánh và lạnh lùng. Tuy nhiên, trái ngược với vẻ ngoài, Song Ji A nhanh chóng hòa đồng, cởi mở, hay cười và biết quan tâm các thành viên.
Song Ji A Single’s Inferno anh 9
Có tin đồn kết thúc chương trình, Ji A hẹn hò với huấn luyện viên thể hình Kim Hyeon Joong. Trong hình ảnh do Kim Hyeon Joong mới đăng tải, khán giả phát hiện chiếc túi mà Ji A sử dụng.

Best Express chào năm 2022 với diện mạo mới

Best Express vừa ra mắt bộ nhận diện thương hiệu được nâng cấp theo hướng tối giản, màu sắc trẻ trung.

Chiều 6/1, hãng chuyển phát Best Express giới thiệu bộ nhận diện thương hiệu mới với các yếu tố tượng trưng “tốc độ”, “nhiệt huyết” và “quyết tâm xông pha”, từ đó thể hiện tinh thần sẵn sàng bứt phá trong năm mới.

Phiên bản logo nâng cấp sử dụng font chữ đơn giản, cân đối, thể hiện sự phát triển bền vững. Chữ Express in nghiêng trên nền đỏ thể hiện yếu tố “nhiệt huyết” và quyết tâm vươn xa của doanh nghiệp. Cụm nền đỏ biểu trưng cho sự mạnh mẽ và tốc độ dịch vụ, bao gồm: Xử lý hàng hóa, giao nhận hàng, hỗ trợ khách hàng và tốc độ tăng trưởng trong tương lai.

Thông qua bộ nhận diện mới, doanh nghiệp hy vọng mang đến cho khách hàng dịch vụ nhanh chóng, hiệu quả, đi cùng tinh thần “quyết chiến, quyết thắng” của đội ngũ nhân sự.

Best Express, bo nhan dien anh 1

Ông Kris Chen – Phó tổng giám đốc Best Express – phát biểu tại sự kiện.

Nhân sự kiện này, ông Kris Chen – Phó tổng giám đốc Best Express – cho biết doanh nghiệp sẵn sàng đổi mới để mang đến những dịch vụ đa dạng cho thị trường Việt Nam. “Thông qua nâng cấp bộ nhận diện thương hiệu và củng cố dịch vụ, chúng tôi muốn thể hiện quyết tâm mang đến trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng và đối tác cả nước”, vị phó tổng giám đốc chia sẻ. Các nghệ sĩ là đối tác sử dụng dịch vụ đã gửi lời chúc đến Best Express. Nếu nghệ sĩ Cát Tường gửi lời chúc phát triển và thành công trong năm mới thì Lê Dương Bảo Lâm bày tỏ mong muốn tiếp tục đồng hành cùng đơn vị vận chuyển này, đồng thời chia sẻ: “Hy vọng trong năm mới, Best Express giữ vững phong độ và phát triển nhiều dịch vụ mới, mang đến sự an tâm cho các chủ shop online như tôi”.

Best Express, bo nhan dien anh 2

Best Express nâng cấp bộ nhận diện thương hiệu trong năm 2022.

Trong năm 2022, doanh nghiệp đặt mục tiêu nâng cấp nhận diện thương hiệu lẫn chất lượng vận hành. Đơn vị kỳ vọng nâng cao trải nghiệm khách hàng bằng cách củng cố chất lượng dịch vụ; tối ưu năng lực khai thác của 30 trung tâm phân loại hàng hóa tự động khắp cả nước; ứng dụng công nghệ hiện đại vào khâu chia chọn để rút ngắn thời gian xử lý; cải thiện tốc độ giao hàng.

Để tăng độ phủ sóng và đẩy mạnh hiệu suất giao – nhận hàng hóa, sắp tới đơn vị này dự kiến mở rộng mạng lưới bưu cục nhượng quyền thông qua hình thức mở bưu cục cấp 2. Đây là hạng mục đầu tư với chi phí thấp (từ 300 triệu đồng), giúp mang lại nguồn lợi đôi bên. Những nhà đầu tư với số vốn hạn chế có thể đầu tư bưu cục cấp 2 và thử sức với ngành logistics. Nhóm bưu cục này được bưu cục cấp 1 dẫn dắt, chia sẻ khách hàng trong thời gian đầu hoạt động.

Với bưu cục cấp 1, nhóm cấp 2 có nhiệm vụ hỗ trợ khai thác nguồn khách hàng tại các phường, xã xa mà trước đó chưa tiếp cận được. Nhóm này cũng góp phần nới tuyến đường giao nhận, tăng hiệu suất giao hàng của shipper.

Theo mô hình mới, mạng lưới bưu cục cấp 2 có khả năng phân chia lại tuyến giao ngắn hơn, cải thiện tỷ lệ phát hàng thành công. Đồng thời, nhóm này san sẻ gánh nặng trong mùa mua sắm cao điểm, giúp đẩy nhanh tốc độ giao hàng cho bưu cục cấp 1.

Ngoài hình thức nhượng quyền, Best Express dự kiến mở thêm nhiều dịch vụ gia tăng, đơn cử như tăng khối lượng kiện hàng chuyên chở cho những mặt hàng lớn, cồng kềnh. Đơn vị cũng tạo điều kiện để các bưu cục nhượng quyền phát triển thêm dịch vụ gia tăng phù hợp, đáp ứng nhu cầu khách hàng trong khu khu vực quản lý, thu hút nhóm khách tiềm năng, nâng cao trải nghiệm.

Best Express, bo nhan dien anh 3

Bộ phận chăm sóc khách hàng của Best Express.

Tại sự kiện nâng cấp bộ nhận diện thương hiệu và quy trình vận hành, Best Express còn mang đến sân chơi cho đội ngũ nhân viên trong ngày đầu năm mới. Qua đó, lãnh đạo doanh nghiệp kỳ vọng nâng cao sự đoàn kết giữa các thành viên.

Best Express chào năm 2022 với diện mạo mới

Best Express vừa ra mắt bộ nhận diện thương hiệu được nâng cấp theo hướng tối giản, màu sắc trẻ trung.

Chiều 6/1, hãng chuyển phát Best Express giới thiệu bộ nhận diện thương hiệu mới với các yếu tố tượng trưng “tốc độ”, “nhiệt huyết” và “quyết tâm xông pha”, từ đó thể hiện tinh thần sẵn sàng bứt phá trong năm mới.

Phiên bản logo nâng cấp sử dụng font chữ đơn giản, cân đối, thể hiện sự phát triển bền vững. Chữ Express in nghiêng trên nền đỏ thể hiện yếu tố “nhiệt huyết” và quyết tâm vươn xa của doanh nghiệp. Cụm nền đỏ biểu trưng cho sự mạnh mẽ và tốc độ dịch vụ, bao gồm: Xử lý hàng hóa, giao nhận hàng, hỗ trợ khách hàng và tốc độ tăng trưởng trong tương lai.

Thông qua bộ nhận diện mới, doanh nghiệp hy vọng mang đến cho khách hàng dịch vụ nhanh chóng, hiệu quả, đi cùng tinh thần “quyết chiến, quyết thắng” của đội ngũ nhân sự.

Best Express, bo nhan dien anh 1

Ông Kris Chen – Phó tổng giám đốc Best Express – phát biểu tại sự kiện.

Nhân sự kiện này, ông Kris Chen – Phó tổng giám đốc Best Express – cho biết doanh nghiệp sẵn sàng đổi mới để mang đến những dịch vụ đa dạng cho thị trường Việt Nam. “Thông qua nâng cấp bộ nhận diện thương hiệu và củng cố dịch vụ, chúng tôi muốn thể hiện quyết tâm mang đến trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng và đối tác cả nước”, vị phó tổng giám đốc chia sẻ. Các nghệ sĩ là đối tác sử dụng dịch vụ đã gửi lời chúc đến Best Express. Nếu nghệ sĩ Cát Tường gửi lời chúc phát triển và thành công trong năm mới thì Lê Dương Bảo Lâm bày tỏ mong muốn tiếp tục đồng hành cùng đơn vị vận chuyển này, đồng thời chia sẻ: “Hy vọng trong năm mới, Best Express giữ vững phong độ và phát triển nhiều dịch vụ mới, mang đến sự an tâm cho các chủ shop online như tôi”.

Best Express, bo nhan dien anh 2

Best Express nâng cấp bộ nhận diện thương hiệu trong năm 2022.

Trong năm 2022, doanh nghiệp đặt mục tiêu nâng cấp nhận diện thương hiệu lẫn chất lượng vận hành. Đơn vị kỳ vọng nâng cao trải nghiệm khách hàng bằng cách củng cố chất lượng dịch vụ; tối ưu năng lực khai thác của 30 trung tâm phân loại hàng hóa tự động khắp cả nước; ứng dụng công nghệ hiện đại vào khâu chia chọn để rút ngắn thời gian xử lý; cải thiện tốc độ giao hàng.

Để tăng độ phủ sóng và đẩy mạnh hiệu suất giao – nhận hàng hóa, sắp tới đơn vị này dự kiến mở rộng mạng lưới bưu cục nhượng quyền thông qua hình thức mở bưu cục cấp 2. Đây là hạng mục đầu tư với chi phí thấp (từ 300 triệu đồng), giúp mang lại nguồn lợi đôi bên. Những nhà đầu tư với số vốn hạn chế có thể đầu tư bưu cục cấp 2 và thử sức với ngành logistics. Nhóm bưu cục này được bưu cục cấp 1 dẫn dắt, chia sẻ khách hàng trong thời gian đầu hoạt động.

Với bưu cục cấp 1, nhóm cấp 2 có nhiệm vụ hỗ trợ khai thác nguồn khách hàng tại các phường, xã xa mà trước đó chưa tiếp cận được. Nhóm này cũng góp phần nới tuyến đường giao nhận, tăng hiệu suất giao hàng của shipper.

Theo mô hình mới, mạng lưới bưu cục cấp 2 có khả năng phân chia lại tuyến giao ngắn hơn, cải thiện tỷ lệ phát hàng thành công. Đồng thời, nhóm này san sẻ gánh nặng trong mùa mua sắm cao điểm, giúp đẩy nhanh tốc độ giao hàng cho bưu cục cấp 1.

Ngoài hình thức nhượng quyền, Best Express dự kiến mở thêm nhiều dịch vụ gia tăng, đơn cử như tăng khối lượng kiện hàng chuyên chở cho những mặt hàng lớn, cồng kềnh. Đơn vị cũng tạo điều kiện để các bưu cục nhượng quyền phát triển thêm dịch vụ gia tăng phù hợp, đáp ứng nhu cầu khách hàng trong khu khu vực quản lý, thu hút nhóm khách tiềm năng, nâng cao trải nghiệm.

Best Express, bo nhan dien anh 3

Bộ phận chăm sóc khách hàng của Best Express.

Tại sự kiện nâng cấp bộ nhận diện thương hiệu và quy trình vận hành, Best Express còn mang đến sân chơi cho đội ngũ nhân viên trong ngày đầu năm mới. Qua đó, lãnh đạo doanh nghiệp kỳ vọng nâng cao sự đoàn kết giữa các thành viên.

Người hâm mộ tụ tập, bày tỏ ủng hộ với Djokovic

Người hâm mộ tập trung trước tòa nhà Quốc hội Serbia ở Belgrade để phản đối việc Australia hủy visa nhập cảnh của ngôi sao quần vợt Novak Djokovic.

Tay vot Novak Djokovic anh 1

Hôm 6/1, tay vợt nam số một thế giới Novak Djokovic đã bị giới chức Australia hủy visa nhập cảnh do không đáp ứng yêu cầu về tình trạng tiêm chủng. Người hâm mộ của Djokovic ở quê nhà Serbia tức giận với quyết định này. Họ tập trung trước tòa nhà Quốc hội ở trung tâm thành phố Belgrade, Serbia để kêu gọi trả tự do cho ngôi sao quần vợt. Ảnh: Reuters.

Tay vot Novak Djokovic anh 2

Mẹ của tay vợt người Serbia, bà Dijana và cha của anh, ông Srdjan, cũng tham gia cuộc biểu tình trước tòa nhà Quốc hội. Ông Srdjan cáo buộc Australia và phương Tây nói chung đang “ngược đãi” Djokovic vì anh là người Serbia. Ảnh: Reuters.

Tay vot Novak Djokovic anh 3

“Novak là Serbia và Serbia là Novak”, ông Srdjan nói. “Họ đang chà đạp lên Novak, cũng như chà đạp lên Serbia và người dân Serbia”. Ảnh: Reuters.

Tay vot Novak Djokovic anh 4

Hầu hết người hâm mộ Djokovic tại quê nhà đều tin vào các thuyết âm mưu chống người Serbia. Ảnh: Reuters.

Tay vot Novak Djokovic anh 5

Một người biểu tình cầm biểu ngữ với nội dung “họ sợ người tài giỏi nhất. Hãy kết thúc chủ nghĩa phát xít corona”. Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic triệu tập đại sứ Australia để phản đối việc Djokovic “bị giam giữ”. Ông Vucic chỉ trích giới chức Australia vì giữ ngôi sao quần vợt trong một “khách sạn tồi tệ” cùng với những người tị nạn. Ảnh: Reuters.

Tay vot Novak Djokovic anh 6

Trước đó, những người ủng hộ tay vợt người Serbia ở Australia đã biểu tình bên ngoài khách sạn Park tại Melbourne. Đây là nơi nam vận động viên được chuyển đến sau khi bị từ chối nhập cảnh. Ảnh: Reuters.

Tay vot Novak Djokovic anh 7

Những người ủng hộ Djokovic tập trung bên ngoài khách sạn Park để phản đối việc giam giữ và trục xuất tay vợt người Serbia. Ảnh: Fox News.

Tay vot Novak Djokovic anh 8

Trước sự xuất hiện của đám đông biểu tình, cảnh sát đã đến canh giữ bên ngoài khách sạn Park. Giới chức Australia cũng khẳng định việc hủy visa của tay vợt người Serbia là tuân thủ quy định nhập cảnh của quốc gia này, do Djokovic không cung cấp bằng chứng chủng ngừa Covid-19 đầy đủ. Ảnh: Reuters.

Tay vot Novak Djokovic anh 9

Việc miễn trừ chứng nhận tiêm chủng đối với Djokovic được cho là đã nhận được sự đồng ý từ ban tổ chức giải Australian Open. Tuy nhiên, điều này khiến nhiều người Australia, vốn chịu cảnh phong tỏa nghiêm ngặt trong thời gian qua, tức giận. Ảnh: Reuters.

Người hâm mộ tụ tập, bày tỏ ủng hộ với Djokovic

Người hâm mộ tập trung trước tòa nhà Quốc hội Serbia ở Belgrade để phản đối việc Australia hủy visa nhập cảnh của ngôi sao quần vợt Novak Djokovic.

Tay vot Novak Djokovic anh 1

Hôm 6/1, tay vợt nam số một thế giới Novak Djokovic đã bị giới chức Australia hủy visa nhập cảnh do không đáp ứng yêu cầu về tình trạng tiêm chủng. Người hâm mộ của Djokovic ở quê nhà Serbia tức giận với quyết định này. Họ tập trung trước tòa nhà Quốc hội ở trung tâm thành phố Belgrade, Serbia để kêu gọi trả tự do cho ngôi sao quần vợt. Ảnh: Reuters.

Tay vot Novak Djokovic anh 2

Mẹ của tay vợt người Serbia, bà Dijana và cha của anh, ông Srdjan, cũng tham gia cuộc biểu tình trước tòa nhà Quốc hội. Ông Srdjan cáo buộc Australia và phương Tây nói chung đang “ngược đãi” Djokovic vì anh là người Serbia. Ảnh: Reuters.

Tay vot Novak Djokovic anh 3

“Novak là Serbia và Serbia là Novak”, ông Srdjan nói. “Họ đang chà đạp lên Novak, cũng như chà đạp lên Serbia và người dân Serbia”. Ảnh: Reuters.

Tay vot Novak Djokovic anh 4

Hầu hết người hâm mộ Djokovic tại quê nhà đều tin vào các thuyết âm mưu chống người Serbia. Ảnh: Reuters.

Tay vot Novak Djokovic anh 5

Một người biểu tình cầm biểu ngữ với nội dung “họ sợ người tài giỏi nhất. Hãy kết thúc chủ nghĩa phát xít corona”. Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic triệu tập đại sứ Australia để phản đối việc Djokovic “bị giam giữ”. Ông Vucic chỉ trích giới chức Australia vì giữ ngôi sao quần vợt trong một “khách sạn tồi tệ” cùng với những người tị nạn. Ảnh: Reuters.

Tay vot Novak Djokovic anh 6

Trước đó, những người ủng hộ tay vợt người Serbia ở Australia đã biểu tình bên ngoài khách sạn Park tại Melbourne. Đây là nơi nam vận động viên được chuyển đến sau khi bị từ chối nhập cảnh. Ảnh: Reuters.

Tay vot Novak Djokovic anh 7

Những người ủng hộ Djokovic tập trung bên ngoài khách sạn Park để phản đối việc giam giữ và trục xuất tay vợt người Serbia. Ảnh: Fox News.

Tay vot Novak Djokovic anh 8

Trước sự xuất hiện của đám đông biểu tình, cảnh sát đã đến canh giữ bên ngoài khách sạn Park. Giới chức Australia cũng khẳng định việc hủy visa của tay vợt người Serbia là tuân thủ quy định nhập cảnh của quốc gia này, do Djokovic không cung cấp bằng chứng chủng ngừa Covid-19 đầy đủ. Ảnh: Reuters.

Tay vot Novak Djokovic anh 9

Việc miễn trừ chứng nhận tiêm chủng đối với Djokovic được cho là đã nhận được sự đồng ý từ ban tổ chức giải Australian Open. Tuy nhiên, điều này khiến nhiều người Australia, vốn chịu cảnh phong tỏa nghiêm ngặt trong thời gian qua, tức giận. Ảnh: Reuters.

VietinBank lãi vượt kế hoạch

Đầu năm 2021, VietinBank đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế riêng lẻ đạt 16.800 tỷ đồng, lãnh đạo ngân hàng cho biết mức lợi nhuận thực tế đã vượt kế hoạch.

Đây là thông tin được lãnh đạo Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – VietinBank (CTG) chia sẻ tại Hội nghị tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 diễn ra ngày 6/1.

Cụ thể, VietinBank cho biết trong năm 2021 vừa qua, bất chấp dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhà băng này vẫn ghi nhận hàng loạt chỉ tiêu tài chính đạt và vượt mục tiêu kế hoạch đầu năm, đặc biệt là các chỉ tiêu về tăng trưởng tín dụng, huy động vốn, tiền gửi không kỳ hạn (CASA) và thu phí dịch vụ.

Cụ thể, tính đến hết năm 2021, tổng tài sản hợp nhất VietinBank ước đạt 1,5 triệu tỷ đồng, tăng 14{eb38752bf74d2fa95caa36c06e8865e51827a28c38eccfccb4e9a13a95fdf905} so với năm 2020. Trong đó, dư nợ tín dụng hợp nhất đạt 1,14 triệu tỷ, dư nợ tín dụng bình quân tăng 12,3{eb38752bf74d2fa95caa36c06e8865e51827a28c38eccfccb4e9a13a95fdf905}.

Ở chiều huy động vốn, số dư huy động thị trường 1 của VietinBank năm vừa qua ước đạt 1,16 triệu tỷ đồng, tăng 17,3{eb38752bf74d2fa95caa36c06e8865e51827a28c38eccfccb4e9a13a95fdf905}. Trong đó, huy động vốn được cân đối tối ưu với tốc độ tăng trưởng tín dụng, chi phí vốn được tiết giảm mạnh.

Ngoài nguồn thu chính từ cho vay, lãnh đạo VietinBank cho biết tỷ lệ thu ngoài lãi năm vừa qua đã tăng 20{eb38752bf74d2fa95caa36c06e8865e51827a28c38eccfccb4e9a13a95fdf905}, nguồn CASA tăng hơn 20{eb38752bf74d2fa95caa36c06e8865e51827a28c38eccfccb4e9a13a95fdf905} so với cùng kỳ, nâng tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn trên tổng nguồn vốn đến cuối năm 2021 đạt 20{eb38752bf74d2fa95caa36c06e8865e51827a28c38eccfccb4e9a13a95fdf905}.

KẾT QUẢ KINH DOANH RIÊNG LẺ CỦA VIETINBANK
Nguồn: CTG; Tổng hợp
Nhãn 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 KH
Lợi nhuận trước thuế tỷ đồng 7264 8313 8350 6365 11461 16449 16800

Năm 2021 cũng kết thúc giai đoạn 5 năm triển khai phương án tăng vốn điều lệ của VietinBank với việc hoàn tất tăng vốn thêm 10.800 tỷ đồng thông qua chi trả cổ tức bằng cổ phiếu từ lợi nhuận còn lại sau thuế, trích quỹ và chia cổ tức tiền mặt các năm 2017-2019. Hiện tại, vốn điều lệ ngân hàng đã tăng lên mức 48.058 tỷ đồng.

Từ các số liệu tài chính kể trên, lãnh đạo VietinBank cho biết lợi nhuận trước thuế riêng lẻ năm vừa qua đã đạt và vượt mục tiêu kế hoạch đại hội đồng cổ đông giao (16.800 tỷ đồng).

Hiện tại, VietinBank cũng là ngân hàng quốc doanh đầu tiên tuyên bố vượt kế hoạch kinh doanh năm 2021.

Đến cuối năm 2021, tỷ lệ nợ xấu của VietinBank ở mức 1,3{eb38752bf74d2fa95caa36c06e8865e51827a28c38eccfccb4e9a13a95fdf905} với tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức 171{eb38752bf74d2fa95caa36c06e8865e51827a28c38eccfccb4e9a13a95fdf905}.

Năm 2022, ngân hàng dự kiến tăng trưởng lợi nhuận riêng lẻ và hợp nhất trước thuế đạt khoảng 10-20{eb38752bf74d2fa95caa36c06e8865e51827a28c38eccfccb4e9a13a95fdf905}. Trong khi đó, tăng trưởng chỉ tiêu tổng tài sản khoảng 5-10{eb38752bf74d2fa95caa36c06e8865e51827a28c38eccfccb4e9a13a95fdf905}; vốn huy động tăng 10-12{eb38752bf74d2fa95caa36c06e8865e51827a28c38eccfccb4e9a13a95fdf905} và dư nợ tín dụng tăng 10-14{eb38752bf74d2fa95caa36c06e8865e51827a28c38eccfccb4e9a13a95fdf905}.

Trong công tác hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh năm vừa qua, VietinBank cho biết đã cắt giảm hơn 7.000 tỷ đồng lợi nhuận để hỗ trợ về tín dụng, cơ cấu nợ, giảm lãi suất cho vay, phí dịch vụ.

Tính từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến cuối tháng 12/2021, nhà băng này đã cho vay mới hơn 940.000 tỷ đồng, với khoảng 22.000 khách hàng; giảm lãi suất cho khoảng 25.000 khách hàng với dư nợ được miễn giảm lãi suất hơn 400.000 tỷ.

VietinBank lãi vượt kế hoạch

Đầu năm 2021, VietinBank đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế riêng lẻ đạt 16.800 tỷ đồng, lãnh đạo ngân hàng cho biết mức lợi nhuận thực tế đã vượt kế hoạch.

Đây là thông tin được lãnh đạo Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – VietinBank (CTG) chia sẻ tại Hội nghị tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 diễn ra ngày 6/1.

Cụ thể, VietinBank cho biết trong năm 2021 vừa qua, bất chấp dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhà băng này vẫn ghi nhận hàng loạt chỉ tiêu tài chính đạt và vượt mục tiêu kế hoạch đầu năm, đặc biệt là các chỉ tiêu về tăng trưởng tín dụng, huy động vốn, tiền gửi không kỳ hạn (CASA) và thu phí dịch vụ.

Cụ thể, tính đến hết năm 2021, tổng tài sản hợp nhất VietinBank ước đạt 1,5 triệu tỷ đồng, tăng 14{e90bef8793e60d7ae22e4cceeb50ee9fef9000c01940156115590305fe2f328a} so với năm 2020. Trong đó, dư nợ tín dụng hợp nhất đạt 1,14 triệu tỷ, dư nợ tín dụng bình quân tăng 12,3{e90bef8793e60d7ae22e4cceeb50ee9fef9000c01940156115590305fe2f328a}.

Ở chiều huy động vốn, số dư huy động thị trường 1 của VietinBank năm vừa qua ước đạt 1,16 triệu tỷ đồng, tăng 17,3{e90bef8793e60d7ae22e4cceeb50ee9fef9000c01940156115590305fe2f328a}. Trong đó, huy động vốn được cân đối tối ưu với tốc độ tăng trưởng tín dụng, chi phí vốn được tiết giảm mạnh.

Ngoài nguồn thu chính từ cho vay, lãnh đạo VietinBank cho biết tỷ lệ thu ngoài lãi năm vừa qua đã tăng 20{e90bef8793e60d7ae22e4cceeb50ee9fef9000c01940156115590305fe2f328a}, nguồn CASA tăng hơn 20{e90bef8793e60d7ae22e4cceeb50ee9fef9000c01940156115590305fe2f328a} so với cùng kỳ, nâng tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn trên tổng nguồn vốn đến cuối năm 2021 đạt 20{e90bef8793e60d7ae22e4cceeb50ee9fef9000c01940156115590305fe2f328a}.

KẾT QUẢ KINH DOANH RIÊNG LẺ CỦA VIETINBANK
Nguồn: CTG; Tổng hợp
Nhãn 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 KH
Lợi nhuận trước thuế tỷ đồng 7264 8313 8350 6365 11461 16449 16800

Năm 2021 cũng kết thúc giai đoạn 5 năm triển khai phương án tăng vốn điều lệ của VietinBank với việc hoàn tất tăng vốn thêm 10.800 tỷ đồng thông qua chi trả cổ tức bằng cổ phiếu từ lợi nhuận còn lại sau thuế, trích quỹ và chia cổ tức tiền mặt các năm 2017-2019. Hiện tại, vốn điều lệ ngân hàng đã tăng lên mức 48.058 tỷ đồng.

Từ các số liệu tài chính kể trên, lãnh đạo VietinBank cho biết lợi nhuận trước thuế riêng lẻ năm vừa qua đã đạt và vượt mục tiêu kế hoạch đại hội đồng cổ đông giao (16.800 tỷ đồng).

Hiện tại, VietinBank cũng là ngân hàng quốc doanh đầu tiên tuyên bố vượt kế hoạch kinh doanh năm 2021.

Đến cuối năm 2021, tỷ lệ nợ xấu của VietinBank ở mức 1,3{e90bef8793e60d7ae22e4cceeb50ee9fef9000c01940156115590305fe2f328a} với tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức 171{e90bef8793e60d7ae22e4cceeb50ee9fef9000c01940156115590305fe2f328a}.

Năm 2022, ngân hàng dự kiến tăng trưởng lợi nhuận riêng lẻ và hợp nhất trước thuế đạt khoảng 10-20{e90bef8793e60d7ae22e4cceeb50ee9fef9000c01940156115590305fe2f328a}. Trong khi đó, tăng trưởng chỉ tiêu tổng tài sản khoảng 5-10{e90bef8793e60d7ae22e4cceeb50ee9fef9000c01940156115590305fe2f328a}; vốn huy động tăng 10-12{e90bef8793e60d7ae22e4cceeb50ee9fef9000c01940156115590305fe2f328a} và dư nợ tín dụng tăng 10-14{e90bef8793e60d7ae22e4cceeb50ee9fef9000c01940156115590305fe2f328a}.

Trong công tác hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh năm vừa qua, VietinBank cho biết đã cắt giảm hơn 7.000 tỷ đồng lợi nhuận để hỗ trợ về tín dụng, cơ cấu nợ, giảm lãi suất cho vay, phí dịch vụ.

Tính từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến cuối tháng 12/2021, nhà băng này đã cho vay mới hơn 940.000 tỷ đồng, với khoảng 22.000 khách hàng; giảm lãi suất cho khoảng 25.000 khách hàng với dư nợ được miễn giảm lãi suất hơn 400.000 tỷ.

Điều gì đẩy Kazakhstan vào cảnh chìm trong khói lửa?

Từ một quốc gia có nền chính trị được đánh giá là ổn định, Kazakhstan đang rơi vào khủng hoảng khi các cuộc biểu tình leo thang thành bạo lực và diễn ra với tốc độ chóng mặt.

bao luc o Kazakhstan anh 1

Hàng nghìn người biểu tình đổ xuống đường phố ở Kazakhstan trong những ngày gần đây. Tại Almaty – thành phố lớn nhất và là thủ đô cũ của quốc gia Trung Á – người biểu tình tấn công cảnh sát, tràn vào phá phách văn phòng thị trưởng, dinh thự cũ của tổng thống và các cơ sở khác.

Trong bối cảnh đó, chính quyền Kazakhstan áp đặt tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc. Các đơn vị quân đội được điều đến những nơi có bạo loạn để chống lại nhóm người mà Tổng thống Kassym Jomart Tokayev gọi là “khủng bố được đào tạo chuyên nghiệp ở nước ngoài”.

Dmitry Plotnikov, phóng viên đài RT (Nga) chuyên trách các quốc gia Trung Á, cho rằng phong trào biểu tình này là thách thức lớn nhất mà Kazakhstan phải đối mặt kể từ khi tuyên bố độc lập cách đây hơn 30 năm.

Sự kiện này cũng là một bài toán đối với Tổng thống Tokayev sau khi ông lên nắm quyền chưa đầy ba năm. Cuộc khủng hoảng đang gây bất ổn cho một khu vực vốn chứng kiến nhiều biến động khi Nga và Mỹ liên tục cạnh tranh để giành ảnh hưởng, theo New York Times.

bao luc o Kazakhstan anh 2

Các tòa nhà và phương tiện bị đốt phá tại Almaty, Kazakhstan. Ảnh: TASS.

Lý do Kazakhstan chìm trong hỗn loạn

Kazakhstan từng được coi là một trong những quốc gia hậu Xô Viết ổn định nhất. Quá trình chuyển giao quyền lực từ tổng thống đầu tiên sang người kế nhiệm diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.

Danh tiếng về nền chính trị ổn định giúp nước này thu hút hàng trăm tỷ USD đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp dầu mỏ và kim loại trong hơn ba thập kỷ.

Thế nhưng, những ngày qua, hình ảnh này đổ vỡ. Các cuộc biểu tình bắt đầu vào ngày 2/1 ở miền Tây Kazakhstan khi giá cả khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) tăng cao.

Giá LPG đã tăng gấp đôi từ ngày 1/1, thời điểm chính phủ Kazakhstan chấm dứt các hình thức trợ cấp cho loại nhiên liệu này. LPG có vai trò rất quan trọng với người dân Kazakhstan, bởi đa số xe hơi tại đây sử dụng loại nhiên liệu này để vận hành.

Thời gian đầu, hầu hết cuộc biểu tình diễn ra trong hòa bình, không có đụng độ với cảnh sát. Tuy nhiên, tình hình dần thay đổi khi 69 người bị bắt giam trong các ngày 2-3/1.

New York Times đánh giá trên thực tế, các cuộc biểu tình còn có nguyên nhân sâu xa. Nó thể hiện sự tức giận của người dân trước tình trạng bất bình đẳng kinh tế – xã hội ngày càng trầm trọng do Covid-19.

Phong trào biểu tình còn phản ánh làn sóng phẫn nộ về nạn tham nhũng tràn lan, khiến một nhóm nhỏ giới tinh hoa giàu lên nhanh chóng.

bao luc o Kazakhstan anh 3

Người biểu tình ở Almaty vào ngày 5/1. Ảnh: AFP.

Khi các cuộc biểu tình gia tăng, yêu cầu của những người biểu tình cũng mở rộng từ việc đòi hỏi giá nhiên liệu thấp hơn cho đến yêu sách chính trị.

Trong số những thay đổi chính trị mà họ yêu cầu bao gồm bầu cử trực tiếp thống đốc vùng, thay vì cơ chế lãnh đạo địa phương do tổng thống bổ nhiệm như hiện nay.

Biểu tình leo thang thành bạo lực

Phong trào biểu tình bắt đầu ở Zhanaozen hôm 2/1 để phản đối việc tăng giá nhiên liệu. Thế nhưng, chỉ 4 ngày sau, các tòa nhà chính phủ, đài truyền hình, sân bay và nhiều cơ sở kinh doanh đã bị hàng nghìn người biểu tình tấn công.

Biểu tình mở rộng thành một cuộc tấn công toàn diện nhằm vào tầng lớp thượng lưu Kazakhstan, vốn bị nhiều người dân coi là chuyên quyền và tham nhũng.

Ông Plotnikov nhận định tình trạng bất ổn tại Kazakhstan “dường như là tự phát và thiếu kiểm soát”. Các cuộc biểu tình bạo lực không có một người hay tổ chức đứng ra lãnh đạo. Vì vậy, chính phủ Kazakhstan không biết phải đối thoại với ai.

Khi biểu tình leo thang, Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev đã chỉ thị chính phủ giải quyết vấn đề tăng giá khí đốt.

Các nhà chức trách triển khai một loạt biện pháp bình ổn tình hình kinh tế xã hội, bao gồm ban hành quy định về giá nhiên liệu kéo dài trong 180 ngày, cấm tăng một số loại thuế và trợ cấp tiền thuê nhà cho một số đối tượng dễ bị tổn thương.

Nhưng điều này không đủ để xoa dịu đám đông phản đối.

Thậm chí, ngay cả khi Tổng thống Tokayev đồng ý đáp ứng yêu cầu người biểu tình là giải tán chính phủ, lần nhượng bộ thứ hai dường như cũng không đem lại kết quả.

Vào tối ngày 4/1, các cuộc đụng độ bạo lực với các nhân viên thực thi pháp luật đã bắt đầu ở nhiều thành phố của Kazakhstan. Cảnh sát đã phải sử dụng hơi cay và lựu đạn choáng để đẩy lùi hàng trăm người biểu tình khỏi khu vực quảng trường ở Almaty.

Hôm 5/1, một nữ phát ngôn viên cảnh sát cho biết các cuộc đụng độ tiếp tục xảy ra dẫn đến nhiều thương vong khi người biểu tình cố xông vào tòa nhà chính phủ, trụ sở cảnh sát và văn phòng công tố.

bao luc o Kazakhstan anh 4

Cảnh sát Kazakhstan dựng chướng ngại vật ngăn người biểu tình. Ảnh: Reuters.

Tòa nhà chính phủ ở Almaty hôm 5/1 bị hơn 1.000 người biểu tình tấn công. Một đám cháy đã bùng phát bên trong tòa nhà và người biểu tình tập trung xung quanh hô vang khẩu hiệu.

Tính đến nay, cảnh sát Almaty cho biết những người biểu tình đã đốt 120 ôtô, trong đó có 33 xe cảnh sát, và phá hủy khoảng 400 cơ sở kinh doanh. Hơn 200 người bị bắt giữ sau đó.

Tổng thống Tokaiev cáo buộc các phần tử khủng bố được đào tạo ở nước ngoài đứng đằng sau và yêu cầu sự hỗ trợ của các quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO). Đây là liên minh quân sự do Nga dẫn đầu, gồm Kazakhstan, Belarus, Armenia, Kyrgyzstan và Tajikistan.

Ông Tokayev cho hay tình trạng bất ổn đang diễn ra là một “cuộc tấn công khủng bố” vào đất nước và phát động “chiến dịch chống khủng bố” trên diện rộng.

Chính phủ cũng đang cố gắng dập tắt các cuộc biểu tình bằng cách thiết lập tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc, đồng thời chặn các trang mạng xã hội.

Tác động khu vực

Phong trào biểu tình đang diễn ra ở Kazakhstan thu hút chú ý của cộng đồng quốc tế bởi nước này từng được coi là “trụ cột” của sự ổn định chính trị và kinh tế tại khu vực Trung Á.

Nga luôn xem Kazakhstan là một đồng minh quan trọng và là một phần trong phạm vi ảnh hưởng của quốc gia này tại khu vực. Bởi vậy, đối với Điện Kremlin, cuộc khủng hoảng là một thách thức. Đây là phong trào biểu tình thứ ba tại một quốc gia có mối quan hệ gần gũi với Nga, sau Ukraine năm 2014 và Belarus năm 2020.

bao luc o Kazakhstan anh 5

Những người biểu tình bên ngoài tòa nhà chính phủ đang bốc cháy ở Almaty. Ảnh: TASS.

Sự hỗn loạn này có nguy cơ làm xói mòn ảnh hưởng của Moscow trong khu vực, nhất là vào thời điểm Nga đang cố gắng phô diễn sức mạnh kinh tế và địa chính trị của mình trong cuộc khủng hoảng biên giới ở Ukraine.

Ngoài ra, một số chuyên gia lo ngại phong trào biểu tình ở Kazakhstan có thể tạo thêm động lực cho lực lượng đối lập ở các nước khác thuộc Liên Xô cũ.

Arkady Dubnov, một chuyên gia về Trung Á tại Moscow, cho biết phong trào biểu tình là một tín hiệu cảnh báo cho Điện Kremlin. Ông mô tả chính phủ ở Kazakhstan là “một bản sao thu nhỏ của chính phủ Nga”.

“Điện Kremlin sẽ không muốn thấy một chế độ tương tự họ đàm phán với phe đối lập và chấp nhận các yêu cầu của phe này”, ông nói.

Trong bối cảnh đó, ngày 6/1, lực lượng gìn giữ hòa bình CSTO, và các đơn vị tiên phong của quân đội Nga đã được điều đến để giúp đỡ chính phủ Kazakhstan.

Điều gì đẩy Kazakhstan vào cảnh chìm trong khói lửa?

Từ một quốc gia có nền chính trị được đánh giá là ổn định, Kazakhstan đang rơi vào khủng hoảng khi các cuộc biểu tình leo thang thành bạo lực và diễn ra với tốc độ chóng mặt.

bao luc o Kazakhstan anh 1

Hàng nghìn người biểu tình đổ xuống đường phố ở Kazakhstan trong những ngày gần đây. Tại Almaty – thành phố lớn nhất và là thủ đô cũ của quốc gia Trung Á – người biểu tình tấn công cảnh sát, tràn vào phá phách văn phòng thị trưởng, dinh thự cũ của tổng thống và các cơ sở khác.

Trong bối cảnh đó, chính quyền Kazakhstan áp đặt tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc. Các đơn vị quân đội được điều đến những nơi có bạo loạn để chống lại nhóm người mà Tổng thống Kassym Jomart Tokayev gọi là “khủng bố được đào tạo chuyên nghiệp ở nước ngoài”.

Dmitry Plotnikov, phóng viên đài RT (Nga) chuyên trách các quốc gia Trung Á, cho rằng phong trào biểu tình này là thách thức lớn nhất mà Kazakhstan phải đối mặt kể từ khi tuyên bố độc lập cách đây hơn 30 năm.

Sự kiện này cũng là một bài toán đối với Tổng thống Tokayev sau khi ông lên nắm quyền chưa đầy ba năm. Cuộc khủng hoảng đang gây bất ổn cho một khu vực vốn chứng kiến nhiều biến động khi Nga và Mỹ liên tục cạnh tranh để giành ảnh hưởng, theo New York Times.

bao luc o Kazakhstan anh 2

Các tòa nhà và phương tiện bị đốt phá tại Almaty, Kazakhstan. Ảnh: TASS.

Lý do Kazakhstan chìm trong hỗn loạn

Kazakhstan từng được coi là một trong những quốc gia hậu Xô Viết ổn định nhất. Quá trình chuyển giao quyền lực từ tổng thống đầu tiên sang người kế nhiệm diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.

Danh tiếng về nền chính trị ổn định giúp nước này thu hút hàng trăm tỷ USD đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp dầu mỏ và kim loại trong hơn ba thập kỷ.

Thế nhưng, những ngày qua, hình ảnh này đổ vỡ. Các cuộc biểu tình bắt đầu vào ngày 2/1 ở miền Tây Kazakhstan khi giá cả khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) tăng cao.

Giá LPG đã tăng gấp đôi từ ngày 1/1, thời điểm chính phủ Kazakhstan chấm dứt các hình thức trợ cấp cho loại nhiên liệu này. LPG có vai trò rất quan trọng với người dân Kazakhstan, bởi đa số xe hơi tại đây sử dụng loại nhiên liệu này để vận hành.

Thời gian đầu, hầu hết cuộc biểu tình diễn ra trong hòa bình, không có đụng độ với cảnh sát. Tuy nhiên, tình hình dần thay đổi khi 69 người bị bắt giam trong các ngày 2-3/1.

New York Times đánh giá trên thực tế, các cuộc biểu tình còn có nguyên nhân sâu xa. Nó thể hiện sự tức giận của người dân trước tình trạng bất bình đẳng kinh tế – xã hội ngày càng trầm trọng do Covid-19.

Phong trào biểu tình còn phản ánh làn sóng phẫn nộ về nạn tham nhũng tràn lan, khiến một nhóm nhỏ giới tinh hoa giàu lên nhanh chóng.

bao luc o Kazakhstan anh 3

Người biểu tình ở Almaty vào ngày 5/1. Ảnh: AFP.

Khi các cuộc biểu tình gia tăng, yêu cầu của những người biểu tình cũng mở rộng từ việc đòi hỏi giá nhiên liệu thấp hơn cho đến yêu sách chính trị.

Trong số những thay đổi chính trị mà họ yêu cầu bao gồm bầu cử trực tiếp thống đốc vùng, thay vì cơ chế lãnh đạo địa phương do tổng thống bổ nhiệm như hiện nay.

Biểu tình leo thang thành bạo lực

Phong trào biểu tình bắt đầu ở Zhanaozen hôm 2/1 để phản đối việc tăng giá nhiên liệu. Thế nhưng, chỉ 4 ngày sau, các tòa nhà chính phủ, đài truyền hình, sân bay và nhiều cơ sở kinh doanh đã bị hàng nghìn người biểu tình tấn công.

Biểu tình mở rộng thành một cuộc tấn công toàn diện nhằm vào tầng lớp thượng lưu Kazakhstan, vốn bị nhiều người dân coi là chuyên quyền và tham nhũng.

Ông Plotnikov nhận định tình trạng bất ổn tại Kazakhstan “dường như là tự phát và thiếu kiểm soát”. Các cuộc biểu tình bạo lực không có một người hay tổ chức đứng ra lãnh đạo. Vì vậy, chính phủ Kazakhstan không biết phải đối thoại với ai.

Khi biểu tình leo thang, Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev đã chỉ thị chính phủ giải quyết vấn đề tăng giá khí đốt.

Các nhà chức trách triển khai một loạt biện pháp bình ổn tình hình kinh tế xã hội, bao gồm ban hành quy định về giá nhiên liệu kéo dài trong 180 ngày, cấm tăng một số loại thuế và trợ cấp tiền thuê nhà cho một số đối tượng dễ bị tổn thương.

Nhưng điều này không đủ để xoa dịu đám đông phản đối.

Thậm chí, ngay cả khi Tổng thống Tokayev đồng ý đáp ứng yêu cầu người biểu tình là giải tán chính phủ, lần nhượng bộ thứ hai dường như cũng không đem lại kết quả.

Vào tối ngày 4/1, các cuộc đụng độ bạo lực với các nhân viên thực thi pháp luật đã bắt đầu ở nhiều thành phố của Kazakhstan. Cảnh sát đã phải sử dụng hơi cay và lựu đạn choáng để đẩy lùi hàng trăm người biểu tình khỏi khu vực quảng trường ở Almaty.

Hôm 5/1, một nữ phát ngôn viên cảnh sát cho biết các cuộc đụng độ tiếp tục xảy ra dẫn đến nhiều thương vong khi người biểu tình cố xông vào tòa nhà chính phủ, trụ sở cảnh sát và văn phòng công tố.

bao luc o Kazakhstan anh 4

Cảnh sát Kazakhstan dựng chướng ngại vật ngăn người biểu tình. Ảnh: Reuters.

Tòa nhà chính phủ ở Almaty hôm 5/1 bị hơn 1.000 người biểu tình tấn công. Một đám cháy đã bùng phát bên trong tòa nhà và người biểu tình tập trung xung quanh hô vang khẩu hiệu.

Tính đến nay, cảnh sát Almaty cho biết những người biểu tình đã đốt 120 ôtô, trong đó có 33 xe cảnh sát, và phá hủy khoảng 400 cơ sở kinh doanh. Hơn 200 người bị bắt giữ sau đó.

Tổng thống Tokaiev cáo buộc các phần tử khủng bố được đào tạo ở nước ngoài đứng đằng sau và yêu cầu sự hỗ trợ của các quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO). Đây là liên minh quân sự do Nga dẫn đầu, gồm Kazakhstan, Belarus, Armenia, Kyrgyzstan và Tajikistan.

Ông Tokayev cho hay tình trạng bất ổn đang diễn ra là một “cuộc tấn công khủng bố” vào đất nước và phát động “chiến dịch chống khủng bố” trên diện rộng.

Chính phủ cũng đang cố gắng dập tắt các cuộc biểu tình bằng cách thiết lập tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc, đồng thời chặn các trang mạng xã hội.

Tác động khu vực

Phong trào biểu tình đang diễn ra ở Kazakhstan thu hút chú ý của cộng đồng quốc tế bởi nước này từng được coi là “trụ cột” của sự ổn định chính trị và kinh tế tại khu vực Trung Á.

Nga luôn xem Kazakhstan là một đồng minh quan trọng và là một phần trong phạm vi ảnh hưởng của quốc gia này tại khu vực. Bởi vậy, đối với Điện Kremlin, cuộc khủng hoảng là một thách thức. Đây là phong trào biểu tình thứ ba tại một quốc gia có mối quan hệ gần gũi với Nga, sau Ukraine năm 2014 và Belarus năm 2020.

bao luc o Kazakhstan anh 5

Những người biểu tình bên ngoài tòa nhà chính phủ đang bốc cháy ở Almaty. Ảnh: TASS.

Sự hỗn loạn này có nguy cơ làm xói mòn ảnh hưởng của Moscow trong khu vực, nhất là vào thời điểm Nga đang cố gắng phô diễn sức mạnh kinh tế và địa chính trị của mình trong cuộc khủng hoảng biên giới ở Ukraine.

Ngoài ra, một số chuyên gia lo ngại phong trào biểu tình ở Kazakhstan có thể tạo thêm động lực cho lực lượng đối lập ở các nước khác thuộc Liên Xô cũ.

Arkady Dubnov, một chuyên gia về Trung Á tại Moscow, cho biết phong trào biểu tình là một tín hiệu cảnh báo cho Điện Kremlin. Ông mô tả chính phủ ở Kazakhstan là “một bản sao thu nhỏ của chính phủ Nga”.

“Điện Kremlin sẽ không muốn thấy một chế độ tương tự họ đàm phán với phe đối lập và chấp nhận các yêu cầu của phe này”, ông nói.

Trong bối cảnh đó, ngày 6/1, lực lượng gìn giữ hòa bình CSTO, và các đơn vị tiên phong của quân đội Nga đã được điều đến để giúp đỡ chính phủ Kazakhstan.